Bác sỹ thường sẽ làm gì khi thấy bạn bị ho kéo dài ?
Thời điểm xuất hiện ho ? Ho kéo dài bao lâu rồi ? Đây là lần đầu tiên xuất hiện ho kéo dài hay là đã từng xuất hiện ho kéo dài nhiều lần rồi ? Nếu đã xuất hiện ho kéo dài nhiều lần rồi, cần tìm hiểu cả những lần ho kéo dài […]
Thời điểm xuất hiện ho ?
Ho kéo dài bao lâu rồi ?
Đây là lần đầu tiên xuất hiện ho kéo dài hay là đã từng xuất hiện ho kéo dài nhiều lần rồi ?
Nếu đã xuất hiện ho kéo dài nhiều lần rồi, cần tìm hiểu cả những lần ho kéo dài trước đó xem có giống lần này không ? có liên quan đến thay đổi thời tiết ? chế độ ăn ? ho có liên quan đến tư thế ngồi hoặc nằm không ? hoặc ho có liên quan đến việc hút thuốc, hít khói thuốc ?
Ho xuất hiện vào khoảng thời gian nào trong ngày ?
Ho thành cơn hay ho thúng thắng ?
Ho có khạc đờm không ? màu sắc của đờm ? có ho khạc ra máu hay không ?
Khai thác phát hiện các triệu chứng kèm theo ho như:
Đau ngực ?
Khó thở ?
Ợ hơi, ợ chua ?
Đau bụng vùng thượng vị ?
Ngạt mũi, chảy nước mũi ?
Khai thác kỹ tiền sử bệnh lý như:
Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc khói, bui công nghiệp …
Người bệnh có dùng các thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển như: coversyl, ….
Có bị bệnh viêm xoang, viêm mũi, có thường xuyên bị ngạt mũi … hoặc đã từng biết mắc bệnh tai mũi họng…
Đã được chẩn đoán mắc các bệnh phổi bao giờ chưa ? Trong gia đình có ai bị hen phế quản ?
Đã từng được chẩn đoán bệnh dạ dày ?
Người bệnh thường được bác sỹ yêu cầu làm các thăm dò:
Khám tai mũi họng
Chụp cắt lớp phổi lớp mỏng, độ phân giải cao nhằm phát hiện các bệnh lý phổi, bệnh giãn phế quản
Nội soi dạ dày nhằm phát hiện loét dạ dày gây trào ngược dạ dày – thực quản gây ho kéo dài
Đo chức năng hô hấp nhằm đánh giá chức năng phổi, có thể giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản
Xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (trực khuẩn lao) có thể giúp phát hiện lao phổi
Trong trường hợp vẫn chưa rõ chẩn đoán, các bác sỹ có thể tiến hành làm thêm một số xét nghiệm khác như:
Khi không rõ chẩn đoán, có thể tiến hành làm thêm một số thăm dò như: test kích thích phế quản (methacholine test), đo pH thực quản
Trong trường hợp chưa rõ chẩn đoán, có thể tiến hành điều trị thử với hỗn hợp thuốc kháng histamin – co mạch trong 1-2 tuần.
TS. Nguyễn Thanh Hồi, khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
Tin khác đã đăng
- Bài giảng lớp Giảng viên dự án BPTNMT và HPQ miền Nam và một số tỉnh miền Trung 5-7/12/2016 16/12/2016
- Khóa đào tạo “Thực hành đo chức năng hô hấp” các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung 13/12/2016
- Hơn 500 người dân được sàng lọc miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản tại bệnh viện Bạch Mai 07/12/2016
- TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÒNG CHỒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN TẠI HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG 01/12/2016
- DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG COPD VÀ HEN PHẾ QUẢN HƯỞNG ỨNG NGÀY COPD TOÀN CẦU NĂM 2016 28/11/2016
There are no comments yet