Dự kiến kế hoạch Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2014

KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN

KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN

 

Địa phương:……………………………………………………………………………………………

Phần I: Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại địa phương:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Phần II: Mục tiêu dự án

– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại các tuyến y tế. Đến năm 2015 phấn đấu đào tạo được 70% số bác sỹ tham gia khám, chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản ở các tỉnh tham gia dự án.

– Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản tại các tuyến y tế. Đến năm 2015 phấn đấu xây dựng được Phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính ở 70% số tỉnh tham gia dự án.

– Phấn đấu 50% số bệnh nhân ở các tỉnh tham gia dự án, có chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản được kê đơn đúng theo Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

Phần III: Kế hoạch hoạt động

Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh phí bao gồm các nội dung chủ yếu sau

  1. Thành lập Ban điều hành dự án

Ban điều hành dự án bao gồm các thành phần chính:

– Lãnh đạo Sở Y tế

– Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y/Phòng Kế hoạch Tài chính

– Lãnh đạo BVĐK tỉnh/thành phố/khu vực

– Lãnh đạo BV Lao và bệnh phổi tỉnh/thành phố

– Lãnh đạo khoa Nội/Nội hô hấp/Hô hấp thuộc BVĐK tỉnh/thành phố

– Lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố

 

  1. Nội dung đào tạo:

– Đối tượng đào tạo: các bác sỹ thuộc các đơn vị liên quan đến chẩn đoán, điều trị bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản như bác sỹ khoa hô hấp, nội tổng hợp, nội chung, hồi sức, cấp cứu, khám bệnh.

– Tuyến đào tạo: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh, các bệnh viện huyện.

  1. Mở rộng mạng lưới phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản:

– Thành lập ít nhất 01 phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, với đầy đủ các thiết bị như: máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn ATS/ERS 2005, máy tính, tủ đựng hồ sơ, bệnh án.

– Thực hiện lưu đơn thuốc tại tất cả các phòng quản lý nhằm phục vụ công tác giám sát, để đảm bảo ít nhất 50% số đơn thuốc được kê đúng theo mức độ nặng của bệnh.

  1. Thực hiện giám sát các hoạt động dự án
  2. Một số nội dung khác

– Thành lập Câu lạc bộ bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân.

– Thực hiện in và phát các tờ rơi, poster về các nội dung truyền thông, các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (Bệnh viện Bạch Mai đã có mẫu thiết kế).

– Tổ chức khám sàng lọc phát hiện các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu và hen phế quản toàn cầu.

– Tổ chức truyền thông nhân ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu và hen phế quản toàn cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *